top of page

Hành trình vượt trùng khơi


Kính thưa đại chúng hôm nay là ngày 14 tháng 7 năm 2024.


Chúng ta đang có mặt trong buổi thiền tập thứ 9 của chuỗi Thiền tập “Nhìn đời bằng mắt trong”. Đại chúng đang nhìn Thầy ngồi trên một sân khấu rất là đặc biệt, đây là cảnh của một con thuyền (đang ngồi trên một con thuyền).


Hôm qua, là buổi khai giảng khóa đầu tiên “Lãnh đạo tỉnh thức” tại Miền tỉnh thức Lâm Đồng. Các bạn có một buổi diễn nhạc kịch để chào đón các huynh đệ mới. Con thuyền này tượng trưng cho một Hành trình Vượt Trùng Khơi để đi tìm một mảnh đất Tự Do nơi mà mình có thể sống chân thật, trọn vẹn và rực rỡ nhất.


Thì thật ra trùng khơi là ở bên trong chúng ta và con thuyền cũng là chính chúng ta.


Một trong những công việc quan trọng, đúng việc của đời người ngoài mưu sinh, chăm sóc những người thân yêu, có những trách nhiệm bổn phận đối với xã hội – cộng đồng thì chúng ta còn có trách nhiệm.

  • Khai phá thêm bản thân mình – phát triển bản thân.

  • Đi tìm kiếm thêm những giá trị bên trong mà đất trời ban tặng cho mỗi con người.


Nghĩa là chúng ta chưa biết hết về chính mình đâu, chúng ta chưa có xài được bao nhiêu con người của mình cả. Và thậm chí là có những lúc chúng ta bị xói mòn giữa dòng đời, chúng ta xài những phiên bản tồi tệ nhiều hơn là những phiên bản xịn nhất của mình.


Hôm nay trong giờ thiền tọa chúng ta được hướng dẫn, được nhắc nhiều đến cụm từ là không can thiệp (no interception).


Vì bản năng sinh tồn và bản năng tự vệ cho nên là chúng ta đã thành lập đã hình thành nên thói quen “thích can thiệp”. Chúng ta cũng họ Thích nhưng mà “thích can thiệp” thay vì thích lùi lại để quan sát.


Chúng ta đã từng có cái kỹ năng đó nhưng mà vì cái Con Đường Mưu Sinh nó khắc nghiệt quá hoặc là vì chúng ta có quá nhiều mưu cầu về đời sống; cho nên chúng ta đã đẩy cái tính năng của sự can thiệp lên quá cao. 

  • Cái gì cũng muốn can thiệp vào, cái gì cũng muốn sửa chỉnh, cái gì cũng muốn ý kiến, cái gì cũng nhận xét, đánh giá, cái gì cũng phải qua tay mình, cái gì mình cũng muốn điều khiển kiểm soát 

  • Và mình tin rằng là theo cách này thì mình sẽ nắm được cả thế giới hoặc là mình nắm được một đám đông nào đó, nắm được những người thân yêu của mình.


Nhưng hãy nhìn kỹ vào sự thật xem? Càng nắm thì càng chắc hay là càng nắm thì càng mất, càng tuột khỏi tầm tay.  Và theo đó, mình dần đánh mất đi một khả năng vô cùng quan trọng đó là: Hãy để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên xem, không cần đến phiên ta can thiệp xem chuyện gì xảy ra.


Đừng can thiệp vào con mình nhiều quá. Hãy để nó là chính nó đi. 

  • Vì nó là một phiên bản rất khác chúng ta, dĩ nhiên là cũng có những điểm giống nhưng mà rất nhiều điểm khác. 

  • Con chúng ta không chỉ là con của chúng ta, con chúng ta còn là con của nguồn sống vĩ đại bao la – của trời đất, để nó được là chính nó. 

  • Vì chúng ta không có thể sống cuộc đời của con và con cũng không thể sống cuộc đời của ta.


Vậy nên chúng ta càng trao truyền cái quyền quyết định cuộc đời của con cho con thì con sẽ càng mạnh mẽ, càng tìm thấy cái bản sắc thật của mình.


Còn nếu mà chúng ta cứ lao vào để can thiệp, để nhồi nặn, để điều khiển thì con mình nó sẽ giống na ná mình, nó giống na ná những người có quyền lực uy lực, có thể kiểm soát được nó. Nó bắt chước nhưng mà nó không phải là chúng ta; nó chỉ là bắt chước ai đó; nó là một phiên bản bắt chước của nhiều thứ, của nhiều đối tượng khác nhau. Để rồi nó không biết nó là ai, nó chạy theo những ước muốn, những cái chính kiến của kẻ khác… thì như thế rất là tội nghiệp.


Khi mà cha mẹ nhận ra được điều này nghĩa là cha mẹ đã bắt đầu bước vào thế giới của sự tỉnh thức trong việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ hướng tới tinh thần gọi là khai phóng.


Khai phóng có nghĩa là, cha mẹ sẽ tạo ra một cái môi trường thật là tốt trong đó cha mẹ sống hòa thuận yêu thương nhau, giữ gìn những giá trị đạo đức, cha mẹ đối nhân sự thế rất tốt, cha mẹ kính trên nhường dưới tôn trọng luật pháp sống chân thật. Thì đứa con mình nó sẽ lập tức noi theo, học theo.

  • Nó tiếp thu theo cái cách của nó đó, theo cái sự quan sát cái sự đánh giá và nhu cầu cần thiết của nó.

  • Nó biết học cái gì và không học cái gì một cách chọn lọc. 


Thì như thế là nó đã có cuộc đời của nó. Thay vì chúng ta áp đặt, chúng ta ép buộc chúng ta nhồi sọ thì nó không có tiếp thu được, thậm chí nó sẽ phản kháng.


Giáo dục khai phóng là như thế, nghĩa là chúng ta tạo điều kiện tốt đẹp nhất để cá thể đó được mời lên những giá trị tốt đẹp trong chính họ. Chứ không phải như chúng ta muốn, để chúng ta đổ đầy vào những kiến thức, những thông tin.


Có khi chúng ta nhìn con mình, nó có những cái hiện tượng lạ, nó không còn ngoan hiền hay là nó có vài cái sự trái khoáy nào đó; 

  • Thì chúng ta cũng hãy thử thực tập khoan can thiệp. Có thể sẽ can thiệp nhưng mà hãy khoan, hãy lùi lại xem.

  • Tiếng Anh có cụm từ là “Let It Be” (hãy cứ để nó như vậy xem).


Không có nghĩa là chúng ta vô trách nhiệm đâu, không cần lúc nào chúng ta cũng phải nhiều trách nhiệm. Hãy trao trách nhiệm này lại cho con, để nó tự xử lý trước.


Có thể là nó cũng biết nó có vấn đề gì đấy; có thể nó biết rằng là nó đang có khó khăn hoặc là nó đang mắc phạm sai lầm. 

  • Nhưng không có nghĩa là có thể giải quyết được liền đâu, chính chúng ta cũng vậy mà, cần ít thời gian thẩm thấu.

  • Nhiều khi nó phải chìm sâu vào những cái nỗi khổ niềm đau của riêng nó rồi, nó mới có một cái sức bật lên. Bản năng sinh tồn nó mới giúp nó bật lên được.


Ta hãy đứng đó quan sát, nhìn ngắm cho đến lúc nào mà con đưa cánh tay đến cầu cứu. Mà chúng ta phải thấy hợp lý nữa, thấy nó đã kiệt sức thật rồi thì mình mới cứu giúp, còn nếu nó vẫn còn sức vùng vẫy thì hãy ở đó quan sát để con mình tin vào bản thân của chính nó.


---


Kính mời quý đại chúng cùng xem lại bài pháp thoại "Tâm quan sát thuần khiết" nằm trong buổi thiền tập thứ 9 của chuỗi NHÌN ĐỜI BẰNG MẮT TRONG:



Comentários


bottom of page